Xe

20 Chiêu Trò Của Người Bán Xe Bạn Nên Biết Khi Đi Mua Xe

Quá trình để mua một chiếc xe thường khá phức tạp. Hơn nữa, đa số chúng ta thường không có nhiều kiến thức cần thiết (có thể vì “lạ nước lạ cái”) khi mua xe, và do đó rất dễ bị hớ. Khi không có kinh nghiệm về mua xe, chúng ta thường bị dụ bởi người bán xe một cách dễ dàng. Điều duy nhất mà người bán xe muốn làm đối với bạn là “moi” tiền trong túi của bạn càng nhiều càng nhanh càng tốt.

Để giúp bạn tránh bị thiệt thòi khi đi mua xe, bài viết này liệt kê ra 21 mánh khóe của người bán xe mà bạn cần biết khi đi mua xe. Bài viết này được dịch từ một bài viết của trang web www.businessinsider.com.

#1 Nói Dối

Tình Huống: Đa số người bán xe được huấn luyện để nói dối từ những chuyện nhỏ: màu xe mà bạn muốn không có sẵn, giá này chỉ giảm cho đúng ngày hôm nay, có người khác đang muốn mua chiếc này, bạn phải quyết định ngay bây giờ, vv…

Cách Đề Phòng: Hãy bình tĩnh và nhẩn nha khi đi mua xe. Đừng vội vàng quyết định gì hết, đặc biệt là từ những thông tin mà người bán vừa nói cho bạn. Bạn hãy lịch sự với người bán xe, nhưng đừng tin hoàn toàn vào những gì họ nói.

#2 Chơi Trò Tâm Lý

Tình Huống: Người bán xe có kinh nghiệm thường nắm bắt được ý muốn của bạn. Nếu họ biết được là bạn muốn đổi xe cũ lấy xe mới (trade-in), và họ biết là bạn muốn bao nhiêu tiền cho chiếc xe cũ, họ sẽ trả cho bạn đúng số tiền mà bạn muốn cho chiếc xe cũ. Sau đó, họ sẽ nâng giá của chiếc xe mới.

Nếu họ biết bạn muốn trả bao nhiêu cho mỗi tháng, họ sẽ điều chỉnh số tiền phải trả hàng tháng, và cùng một lúc tăng thời gian trả góp. Bạn nên nhớ là có rất rất nhiều trò tâm lý mà họ đánh vào bạn ở tiệm bán xe.

Cách Đề Phòng: Nếu bạn đổi xe, hãy thương lượng việc bán xe cũ và mua xe mới riêng ra. Tốt nhất là đến vài tiệm bán xe để hỏi giá mua vào của chiếc xe cũ. Sau đó đến vài tiệm để hỏi về giá của chiếc xe mới. Khi bạn có giá mắc nhất cho chiếc xe cũ và giá rẻ nhất cho chiếc xe mới, lúc đó hãng thương lượng với nhà bán xe.

#3 Thả Mồi Và Lật Mặt

Tình Huống: Nhà bán xe quảng cáo một chiếc xe với giá rẻ đến mức không ngờ. Khi bạn đến tiệm để mua, họ nói là họ đã bán hết hàng và gợi ý mua một chiếc khác mắc hơn. Mục đích chính là làm cho bạn đến tiệm để mua xe.

Cách Đề Phòng: Gọi cho tiệm bán xe trước khi bạn chạy đến tiệm để họ xác nhận là chiếc xe mà họ giới thiệu vẫn còn. Nếu còn, đề nghị họ gửi email cho bạn một lá thư cam kết là chiếc xe đó, với giá mà họ quảng cáo, vẫn ở đó khi bạn đến.

#4 Tập Chung Vào Tiền Trả Hàng Tháng

Tình Huống: “Nếu bạn chỉ phải trả $350 cho mỗi tháng, bạn có đồng ý mua chiếc xe hôm nay không?” Đây là một câu thuộc lòng của những người bán xe. Nhà bán xe có thể cho bạn trả hàng tháng với bất cứ mức giá nào. Đơn giàn là họ chỉ cần kéo dài thời gian trả góp của bạn thôi. Hơn nữa, bạn trả góp càng lâu, họ càng có lời vì được thêm tiền lãi.

Cách Đề Phòng: Luôn luôn thương lượng cho giá tiền của toàn bộ chiếc xe. Đừng tập chung vào tiền trả hàng tháng.

#5 Thả Mồi Khi Đổi Xe

Tình Huống: Nhà bán xe trả một mức giá rẻ bèo cho chiếc xe cũ của bạn và muốn thử xem là bạn có chấp nhận hay không. Họ nghĩ là làm như vậy sẽ làm cho bạn nghĩ là chiếc xe của bạn không có giá trị. Sau đó họ tăng giá tiền một chút và làm cho bạn nghĩ là bạn bán được xe với giá tốt. Nhưng thực ra bạn vẫn bị trả rẻ cho chiếc xe.

Cách Đề Phòng: Tìm hiểu giá xe cũ của bạn trên mạng và nhiều tiệm bán xe khác nhau để biết giá trị thực sự của chiếc xe.

#6 Nói Xạo Qua Điện Thoại

Tình Huống: Bạn gọi điện thoại đến tiệm sửa xe để hỏi giá về đổi xe cũ lấy xe mới. Họ đưa cho bạn một cái giá hấp dẫn. Khi bạn đến tiệm, người bán xe thay đổi giá với lý do là xe của bạn có vấn đề. Mục đích chính của họ là “lôi kéo” bạn đến tiệm để thuyết phục bạn mua xe.

Cách Đề Phòng: Tìm hiểu giá xe cũ của bạn trên mạng và nhiều tiệm bán xe khác nhau để biết giá trị thực sự của chiếc xe. Bất cứ giá tiền đưa ra từ nhà bán xe qua điện thoại thì không thể tin được.

#7 Lấy Thêm Tiền Khi Thuê Xe

Tình Huống: Nhà bán xe thường lợi dụng quá trình phức tạp của việc thuê xe mà bỏ thêm vào hợp đồng thuê những chi phí phụ và đổi con số để tăng giá tiền.

Cách Đề Phòng: Đọc kỹ hợp đồng thuê xe trước khi ký. Trang bị thêm kiến thức về quá trình thuê xe (đọc thêm trong bài viết “Thuê Xe”).

#8 “Lỗi Tại Thằng Đánh Máy”

Tình Huống: “Lỗi đánh máy” thường xảy ra rất nhiều khi bạn ký hợp đồng thuê hoặc mua xe. “Bất ngờ” thay, những lỗi này đều có lợi cho nhà bán xe.

Cách Đề Phòng: Đọc kĩ hợp đồng trước khi ký, nhất là xem lại những con số.

#9 Nâng Giá

Tình Huống: Nhiều người không biết là họ có thể trả giá khi thuê xe. Họ nghĩ là giá thuê là giá cố định. Kết quả là nhà bán xe tăng giá xe khi cho thuê.

Cách Đề Phòng:  Khi thuê xe, bạn nên trả giá kịch liệt giống như khi mua xe.

#10 Chiêu “4 Góc Vuông”

Tình Huống: Phương pháp “4 góc vuông” là phương pháp phổ biến nhất bạn sẽ gặp khi đi mua xe. 4 góc vuông ở đây tượng trưng cho giá xe, tiền đặt cọc (down payment), đổi xe (trade-in), và tiền trả góp hàng tháng. Chiến thuật của nhà bán xe là quay vòng vòng cho bạn rối và không biết trả giá.

Cách Đề Phòng: Tốt nhất là hỏi giá từ nhiều tiệm khác nhau và hỏi từng mục riêng biệt.

#11 Cộng Vào Chi Phí Phụ

Tình Huống: Nhà bán xe thường treo bảng giá bên cạnh giá của của nhà sản xuất đề nghị (MSRP). Rất nhiều người tưởng rằng đây là một giá hời, nhưng thực chất đây là giá đã được nâng lên.

Hơn nữa, bảng giá của nhà bán xe thường bao gồm những phụ tùng, tiện nghi cho xe để làm cho bạn nghĩ đó là lý do tại sao có giá như vậy. Thực sự, những phụ tùng tiện nghi đó không làm mất nhà bán xe một đồng nào cả. Họ chỉ làm vậy để lấy thêm tiền của bạn.

Ví dụ, bạn sẽ thấy bảng đề là “special value package” (gói giá đặc biệt) bao gồm ghế da, tay lái bao bọc bằng da, (pinstriping, paint and fabric sealent, VIN etching) vv… Hoặc những chi phí phụ đề là “ADP” hoặc “ADM”. ADP là từ viết tắt của “Additional Dealer Profit” và ADM là từ viết tắt của “Additional Dealer Markup”. Những phụ tùng cộng thêm này không đáng một xu.

Cách Đề Phòng: Bạn có thể đề nghị nhà bán xe gỡ bỏ những chi phí phụ không cần thiết và giảm giá xe. Nếu nhà bán xe không chịu, bạn hãy đi mua xe ở tiệm khác.

#12 Xóa Dữ Liệu Về Xe

Tình Huống: Rất nhiều nhà bán xe cũ giấu hoặc xóa đi thông tin của chiếc xe cũ, đa số là vì chiếc xe đó đã từng bị ngập lụt. Xóa dữ liệu về xe (tilte washing) thường xảy ra rất nhiều sau những trận thiên tai lũ lụt lớn. Gần đây nhất là vụ lụt lội ở Houston.

Cách Đề Phòng: Vào trang web www.carfax.com để kiểm tra thông tin lịch sử của xe. Lưu ý là bạn sẽ phải trả khoảng $20 để lấy thông tin, nhưng đó là điều nên làm.

#13 Đổi “Hệ Số Nhân” Của Phần Trăm Lãi

Tình Huống: Trường hợp này thường xảy ra đối với khách hàng thuê xe. Money factor, dịch nôm na là hệ số nhân, thường bị nhà bán xe tráo đổi với phần trăm lãi (interest rate). Tiền lãi được tính bằng hệ số nhân nhân cho 2,400. Công thức là: Tiền Lãi = Hệ Số Nhân x 2,400.

Ví dụ, nếu hệ số nhân là 0.0025 thì tiền lãi là 6% (0.0025 x 2,400 = 6). Một nhà bán xe lừa đảo sẽ nói với bạn tiền lãi là 2.5% với hi vọng là làm cho bạn bị mơ hồ giữa con số 2.5% và 0.0025. Và khi họ ghi xuống 0.0025 vào ô Hệ Số Nhân (Money Factor) trong bản hợp đồng, tiền lời thực sự mà bạn phải trả là 6%. Nếu tiền lãi là 2.5% thì hệ số nhân phải là 0.00104. Nhiều người không phân biệt được sự khác biệt và bị lừa.

Cách Đề Phòng: Nhân hệ số nhân với 2,400 để tính ra phần trăm tiền lời. Xem kĩ những con số được khi trong hợp đồng.

#14 Chi Phí Ẩn Khi Thuê Xe

Tình Huống: Khi bạn thuê xe, các đại lý thường âm thầm bỏ thêm vào hợp đồng các tiện ích trang trí xe, gia hạn bảo hành, vv… Nên nhớ, mua gia hạn bảo hành khi thuê xe là “dục tiền ra cửa sổ” vì đa số xe mới được bảo hành bởi nhà sản xuất trong vài năm đầu. Đại lý bán xe thường dụ bạn mua bảo hành vì họ “ăn” rất rất nhiều tiền từ việc bán bảo hành.

Các khoản phí bổ sung này thường được giấu kĩ trong tổng số tiền trả hàng tháng của hợp đồng cho thuê. Đa sốn người thuê xe không để ý thấy tiền trả hàng tháng bị tăng.

Cách Đề Phòng: Tìm hiểu để biết rõ về những quy trình và thủ tục khi đi thuê xe. Đọc kĩ hợp đồng trước khi ký.

#15 Trả Tiền Đặt Cọc

Tình Huống: Một số hợp đồng cho thuê thường yêu cầu bạn trả tiền thuê tháng đầu trước khi bạn lấy xe. Nhiều người không nhớ là mình đã trả, và thế là lại phải trả cho tháng đó. Một số đại lý bán xe cố gắng tận dụng sự mơ hồ này để lấy thêm một tháng tiền thuê của bạn.

Cách Đề Phòng: Kiểm tra hợp đồng thuê cẩn thận và đảm bảo họ không lấy tiền của bạn hai lần.

#16 Tăng Tiền Lời

Tình Huống: Chiêu này thường được áp dụng với những người có điểm tín dụng (credit score) thấp. Đại lý bán xe nói là bạn “có thể” mượn được tiền mua xe và hãy chạy xe về. Sau khi bạn chạy xe về, vài ngày sau, chỗ bán xe gọi lại bạn và báo rằng vì điểm tín dụng của bạn thấp, bạn không được chấp nhận mượn tiền với mức tiền lời thỏa thuận. Thế là bạn phải mượn tiền với mức tiền lời cao hơn. Đa số nạn nhân của vụ lừa đảo này phải mượn tiền với số tiền lời là 5% cao hơn trước.

Trong trường hợp bạn đổi xe cũ lấy xe mới (trade-in), đại lý bán xe thường nói là họ đã bán chiếc xe cũ của bạn rồi và gây áp lực để cho bạn giữ chiếc xe mới.

Cách Đề Phòng: Luôn luôn kiếm được nơi mượn tiền trước khi đi mua xe vì khi đó bạn biết được là bạn phải trả ở mức giá bao nhiêu. Đừng bao giờ chạy xe về trước khi bạn biết được là bạn mượn được tiền và quá trình mượn tiền đã hoàn tất.

Trong trường hợp họ bắt bạn ký “thỏa thuận mươn xe” (borrowed car agreement), đó là dấu hiệu cho bạn biết là bạn chưa được chấp thuận để mượn tiền.

#17 Giả Mạo

Tính Huống: Rất nhiều đại lý bán xe cũ giả mạo là người bán xe cá nhân để đánh lừa người mua và đánh lừa Ủy Ban Thương Mại Liên Bang (FTC). Họ thường đăng bán xe trên các trang mạng xã hội như là Facebook, Craigslist, Letgo, Offerup, vv…Những chiếc xe họ bán có khả năng là đã từng bị tai nạn hoặc bị ngập lụt. Việc mà họ bán xe qua chợ đen này là bất hợp pháp vì nó có thể đe dọa đến tính mạng của người mua xe. Những chiếc xe này không được chấp nhận bán ở những đại lý có uy tín.

Cách Đề Phòng: Luôn luôn kiểm tra lịch sử của chiếc xe (www.carfax.com). Kế đó, bạn nên hỏi xem bằng lái xe của người bán và giấy tờ chủ sở hữu chiếc xe. Nếu giấy tờ không cùng một tên, bạn không nên mua.

#18 Đổi Số Của Đồng Hồ Đo Dặm

Tình Huống: Rất nhiều xe trên thị trường hiện nay dùng đồng hồ đo dặm điện tử. Nhiều người nghĩ là những chiếc đồng hồ đo này là an toàn và khó bị đổi số. Thực ra, những chiếc đồng hồ đo này dễ dàng bị hack chỉ với một phần mềm rẻ tiền.

Cục Quản Lý An toàn Giao Thông Quốc Gia tại Hoa Kỳ ước tính là người tiêu dùng bị mất hàng tỉ đồng mỗi năm vì mua phải xe bị đổi đồng hồ tính dặm, và trung bình mỗi mười chiếc xe cũ được bán lại có một chiếc bị đổi số dặm.

Cách Đề Phòng: Kiểm tra số dặm hiện trên xe với số dặm trên hồ sơ bảo trì của xe. Kiểm tra số dặm của xe trên trang web www.carfax.com/press/resources/odometer.

#19 Người Tốt, Người Xấu

Tình Huống: Nhiều người bán hàng rất có tâm, nhưng gặp phải ông sếp khó tính và chính sách “làm tiền khách hàng” của công ty nên phải làm theo. Đa số người bán xe dùng chiến thuật để quay bạn vòng vòng, làm cho bạn mệt và do đó dễ bán xe hơn.

Cách Đề Phòng: Để đề phòng trường hợp bị quay vòng vòng, hãy xem giá trên mạng và trả giá qua điện thoại trước khi đến tiệm mua xe.

 

#20 Thay Phụ Tùng Xe Khi Chưa Hư

Tình Huống: Dịch vụ sửa xe của các đại lý bán xe là nơi mà họ kiếm được nhiều lợi nhuận nhất. Họ thường sửa chữa, thay thế các phụ tùng xe như thay thắng, thay ống bô vv… mặc dù xe của bạn không cần thay.

Cách Đề Phòng: Khi được hỏi có muốn thay bộ phận cho xe hay không, đừng vội đồng ý mà hãy mang xe của bạn đến một tiệm sửa xe khác và nhờ họ cho ý kiến.